Thursday, December 26, 2019

Thách thức và giải pháp để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau (2019)



Encyclopedia of Sociology, Volume 1



 

Trẻ em và sự tham gia lao động đóng góp thu nhập cho gia đình

Trần Quý Long

Đề nghị trích dẫn: Trần Quý Long (2009). “Trẻ em và sự tham gia lao động đóng góp thu nhập cho gia đình”. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 4/2009. 

1. Đặt vấn đề
Từ khi đất nước bước vào cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đã hình thành nên một tỷ lệ công ăn việc làm tự tạo trong gia đình, sức lao động bao gồm sức lao động của trẻ em đã trở thành một loại hàng hóa có giá trị cụ thể về mặt kinh tế (Joachim Theis và Hoàng Thị Huyền, 1997). Cùng với sự biến đổi kinh tế-xã hội và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, vai trò kinh tế của trẻ em trong gia đình cũng biến đổi theo. Lao động trẻ em ngày càng trở nên hữu hình hơn trong cơ cấu phân công lao động gia đình khi nó góp phần trực tiếp làm tăng thu nhập hộ gia đình (Nguyễn Thị Vân Anh và Vân Anh, 1998). Với mức sống chưa cao và thu nhập thấp như hiện nay, sự tham gia của trẻ em vào các hoạt động kinh tế trong và ngoài gia đình là một đòi hỏi cấp thiết (Barbara S. Mensch và cộng sự, 2000). Trẻ em ở Việt Nam có trách nhiệm trong hộ gia đình vừa như một lực lượng lao động vừa là một nguồn cung cấp lao động trực tiếp trong các hoạt động kinh doanh, lao động nông nghiệp của hộ gia đình và làm thuê (Amy Liu và Yuk Chu, 1997). Phần lớn trẻ em làm các công việc giản đơn, tham gia lao động ở mức độ tiền công thấp, không có trình độ chuyên môn hay kỹ năng nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và UNICEF Việt Nam, 2008).

10 năm thi hành luật phòng chống bạo lực gia đình


Saturday, December 21, 2019

Mối liên hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học - xã hội và tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở Việt Nam

Trần Quý Long


Đề nghị trích dẫn: Trần Quý Long (2016). Mối liên hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học - xã hội và tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 1, tr. 61-72.

1. Đặt vấn đề
Tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là một chỉ số đầu ra và là một trong những thước đo đặc biệt về tình hình chăm sóc sức khỏe ở một quốc gia bởi vì trẻ em rất nhạy cảm với các điều kiện vệ sinh nghèo nàn, suy dinh dưỡng, hoặc thiếu sự chăm sóc sức khỏe của cha mẹ. Việc giảm số trẻ em dưới 1 tuổi tử vong cũng thường được xem là cách hiệu quả nhất để tăng tuổi thọ bình quân từ khi sinh. Do đó, những hoạt động cụ thể chăm sóc sức khỏe để giảm tử vong trẻ em sẽ có tác dụng lâu dài, dẫn đến những kết quả tốt hơn về dinh dưỡng, giáo dục và sức khỏe sau này (Nhóm hành động chống đói nghèo, 2002). Vấn đề tử vong trẻ em không chỉ được quan tâm thực hiện trong Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ gần đây mà xa hơn đã được quy định trong Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. Điều 24 của Công ước nêu rằng, các quốc gia thành viên phải theo đuổi việc thực hiện đầy đủ quyền của trẻ em được hưởng mức cao nhất có thể đạt được về sức khỏe và đặc biệt phải thực hiện những biện pháp thích hợp để giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và trẻ em sơ sinh.
 Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong việc giảm tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi trong những thập kỷ qua, đặc biệt là trong những năm thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Kế hoạch đặt ra cho việc thực hiện mục tiêu này là giảm 2/3 tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi trong khoảng từ 1990 đến 2015 và chỉ tiêu này của năm 2015 là 14,8‰. Có thể nói Việt Nam đã dần đạt được kế hoạch đặt ra của Mục tiêu thiên niên kỷ khi từ năm 2010 đến nay, tỷ lệ tử vong trẻ em luôn đạt dưới 16‰.

Lao động xuyên biên giới của một số tộc người ở vùng biên khu vực Đông Bắc

Trần Quý Long


Đề nghị trích dẫn: Trần Quý Long (2017). Lao động xuyên biên giới của một số tộc người ở vùng biên khu vực Đông Bắc. Viện Dân tộc học. Những vấn đề cơ bản, cấp bách về dân tộc, tộc người ở nước ta hiện nay: Lý luận và thực tiễn (Kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc gia năm 2016). Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 445-454.


1. Giới thiệu
Lao động xuyên biên giới được xem là một chiến lược sống để đối phó với tình trạng thiếu việc làm và thể hiện nhu cầu nâng cao thu nhập của hộ gia đình ở khu vực giáp biên. Một số nghiên cứu cho rằng, việc qua lại biên giới quốc gia trong hoạt động kinh tế giữa các dân tộc đã diễn ra rất lâu đời và vẫn được duy trì, thậm chí được tăng cường hơn trong giai đoạn hiện nay (Lý Hành Sơn, 2014). Làm thuê bên kia biên giới là hoạt động thường thấy ở các dân tộc thiểu số tại vùng biên của nước ta và diễn ra mạnh mẽ nhất là ở vùng biên giới Việt – Trung. Người dân tộc thiểu số ở vùng biên đã đi sâu vào nội địa Trung Quốc từ vài chục đến vài trăm km để làm thuê cho đồng tộc hoặc khác tộc với những công việc thường liên quan đến canh tác nông nghiệp hay khai phá ruộng nương (Vương Xuân Tình, 2010). Có sự sôi động trong lao động làm thuê xuyên biên giới ở tỉnh Lạng Sơn. Nhiều cư dân Tày, Nùng ở một số khu vực của tỉnh này đã vào nội địa Trung Quốc làm thuê với công việc chính là lao động nông nghiệp. Thời điểm đi lao động nhiều nhất là vào những tháng cuối năm, lúc gặt hái xong. Khi đi, họ chỉ sử dụng giấy thông hành với tính chất như đi thăm thân hay đi chợ. Nếu họ chưa biết nơi làm thì qua cửa khẩu sẽ có người Trung Quốc tới đón (Bùi Xuân Đính, 2010).
Lao động xuyên biên giới là một đòi hỏi tất yếu khách quan, biểu hiện rõ nét nhất của sự phát triển không đồng đều giữa hai vùng lãnh thổ cạnh đường giáp biên. Những khác biệt về mức sống, thu nhập, sức ép sinh kế giữa hai vùng biên giới của hai quốc gia là nguyên nhân cơ bản tạo nên dòng lao động đặc thù này. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng làm thuê xuyên biên giới của người dân Việt Nam là do vùng biên giới của Trung Quốc được chú trọng, ưu tiên với chính sách “hưng biên phú dân” nên có bước phát triển mạnh về kinh tế, cần nguồn lao động lớn trong khi lực lượng lao động tại chỗ của họ lại không đủ. Đối với các tộc người thiểu số ở biên giới Việt Nam, sang bên Trung Quốc làm thuê được ưu tiên lựa chọn hơn nơi khác bởi vì thu nhập cao hơn; địa bàn gần hơn và thành phần dân tộc, ngôn ngữ tập quán tương đồng với nhau; làm các công việc quen thuộc và sống ở vùng nông thôn phù hợp với cuộc của họ như ở quê nhà (Bùi Xuân Đính, 2010).

Mạng lưới xã hội của nhóm sĩ quan cấp úy Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay (Đang cập nhật)



Tham quan động Thiên đường ở Quảng Bình

Tham quan Động Thiên đường ở Quảng Bình




Tiếp cận giáo dục của trẻ em gái ở nhóm tách biệt xã hội về điều kiện sống

Trần Quý Long

Đề nghị trích dẫn: Trần Quý Long (2016). Tiếp cận giáo dục của trẻ em gái ở nhóm tách biệt xã hội về điều kiện sống. Võ Khánh Vinh và Nguyễn Hữu Minh (Đồng chủ biên). Các chiều cạnh giới của sự tách biệt xã hội hướng tới chính sách toàn diện hơn đối với phụ nữ. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 201-216.

1. Giới thiệu
Giáo dục khuyến khích phát triển sáng kiến, khả năng linh hoạt và thích ứng, giúp cho con người phát triền quyền năng hơn, thay đổi hành vi và tiếp cận những cơ hội to lớn trong cuộc sống. Tầm quan trọng của giáo dục đối với cá nhân, cộng đồng và đối với sự phát triển của một quốc gia được phản ánh trong việc thừa nhận nó như một quyền con người (Nhóm hành động chống đói nghèo, 2002). Quyền được tiếp cận giáo dục đã được quy định không chỉ trong Công ước về Quyền trẻ em mà còn cả trong Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc. Điều 28 của Công ước Quyền trẻ em công nhận quyền được học tập là một quyền cơ bản và nhấn mạnh rằng việc thực quyền phải đảm bảo từng bước và trên cơ sở những cơ hội bình đẳng (UNICEF Việt Nam, 2008).
Giáo dục cho trẻ em gái là rất quan trọng trong việc cải thiện triển vọng kinh tế của gia đình thông qua việc nâng cao trình độ và kĩ năng. Những trẻ em gái được giáo dục tốt hơn sẽ tham gia vào lực lượng lao động được trả công, gia đình sẽ có thu nhập cao hơn và tổng năng suất lao động cũng tăng lên. Tại những nền kinh tế nông nghiệp, học vấn của phụ nữ và trẻ em gái đồng nghĩa với sản lượng nông nghiệp cao hơn (UNFPA, 2005). Thực hiện thập kỷ biết chữ của Liên hợp quốc (2003-2012), cộng đồng quốc tế đã nhấn mạnh phương diện xã hội của biết chữ cho phụ nữ và công nhận rằng: “tạo ra các môi trường và xã hội biết chữ là một điều kiện cần thiết để đạt các mục tiêu về xóa nghèo khổ, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, hạn chế gia tăng dân số, đạt bình đẳng giới và bảo đảm phát triển bền vững, hòa bình và dân chủ” (United Nations, 2001). Thêm vào đó, dự án Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc nhận mạnh rằng, giáo dục trung học cơ sở hoặc cao hơn cho phụ nữ là một yếu tố mang tính chiến lược và điều này sẽ mang lại “hiệu quả lớn nhất cho việc trao quyền cho phụ nữ”.

Thursday, December 19, 2019

Lao động xuyên biên giới của người dân ở một số địa phương vùng biên khu vực Đông Bắc

Trần Quý Long

Đề nghị trích dẫn: Trần Quý Long (2015). Lao động xuyên biên giới của người dân ở một số địa phương vùng biên khu vực Đông Bắc. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 5, tr. 130-142.

Tóm tắt:
Lao động bên kia biên giới là một thực tế phản ánh hệ quả tất yếu của tình trạng thiếu việc làm cũng như nhu cầu nâng cao thu nhập của người dân ở khu vực biên giới Đông Bắc Việt Nam. Cùng với đó là do địa hình có nhiều đường mòn hoặc lối mở nên cư dân sinh sống hai bên biên giới có thể qua lại dễ dàng. Trong số những thành viên hộ gia đình từ 15 tuổi trở lên được khảo sát, nhóm đối tượng có khả năng sang bên kia biên giới làm thuê nhiều hơn ở nam giới và tập trung chủ yếu vào những đoàn hệ trẻ hơn. Người dân tộc Kinh và người có học vấn cao hơn có xác suất lao động ở bên kia biên giới thấp hơn so với người dân tộc thiểu số và người có học vấn thấp hơn. Thành viên ở hộ gia đình có mức sống khá nhất và tự đánh giá là không thiếu đất sản xuất có khả năng đi lao động bên kia biên giới thấp hơn so với những người khác. Nghiên cứu cho thấy, vấn đề lao động xuyên biên giới của người dân cũng bộc lộ những vấn đề cấp bách trong quản lý xã hội. Do đó, ngoài việc cung cấp thông tin và tuyên truyền,  tiếp tục tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn cụ thể cho người dân khi đi lao động bên kia biên giới theo đúng quy định là rất cần thiết.
Từ khóa: Lao động xuyên biên giới; Khu vực biên giới; Đông Bắc.

1. Giới thiệu
Lao động xuyên biên giới được xem là một chiến lược sống để đối phó với tình trạng thiếu việc làm, đáp ứng nhu cầu nâng cao thu nhập của hộ gia đình ở khu vực giáp biên. Một số nghiên cứu cho rằng, việc qua lại biên giới quốc gia trong hoạt động kinh tế giữa các dân tộc đã diễn ra rất lâu đời và vẫn được duy trì, thậm chí được tăng cường hơn trong giai đoạn hiện nay (Lý Hành Sơn, 2014). Làm thuê bên kia biên giới là hoạt động thường thấy ở các dân tộc thiểu số tại vùng biên của nước ta, đặc biệt là ở vùng biên giới Việt - Trung. Người dân tộc thiểu số ở vùng biên đã đi sâu vào nội địa Trung Quốc từ vài chục đến vài trăm km để làm thuê cho đồng tộc hoặc khác tộc với những công việc thường liên quan đến canh tác nông nghiệp như trồng, chăm sóc và khai thác mía, chuối, dứa… hay khai phá ruộng nương (Vương Xuân Tình, 2010). Thời điểm đi lao động nhiều nhất là vào những tháng cuối năm, lúc gặt hái xong. Khi đi, họ chỉ sử dụng giấy thông hành với tính chất như đi thăm thân hay đi chợ. Nếu họ chưa biết nơi làm thì qua cửa khẩu sẽ có người Trung Quốc tới đón (Bùi Xuân Đính, 2010).

Wednesday, December 18, 2019

Ôn thi luật khoa học và công nghệ



Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và các yếu tố ảnh hưởng

Trần Quý Long

Đề nghị trích dẫn: Trần Quý Long (2012). Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 3, tr. 15-26.

1. Đặt vấn đề
Tầm quan trọng của sức khỏe trẻ em đối với sự phát triển cá nhân, cộng đồng và quốc gia được phản ánh trong việc thừa nhận nó như một quyền cơ bản của trẻ em. Những nền tảng vững chắc được xây đắp từ thời kỳ mầm non, bao gồm được chăm sóc sức khỏe tốt có thể giúp trẻ em đảm bảo việc sống còn, an toàn và hòa nhập với xã hội, thóat khỏi những thiệt thòi, bất bình đẳng trong tương lai.
Chăm sóc sức khỏe trẻ em là một quá trình liên tục kế tiếp nhau từ khi còn là bào thai tới tuổi vị thành niên. Khoa học hiện đại đã chứng minh sức khỏe thể chất và tinh thần của người mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Vì thế, khi nói tới sức khỏe của trẻ em không thể không đề cập đến giai đoạn trẻ em còn đang ở trong bào thai. Việc chăm sóc các bà mẹ đang mang thai chính là chăm sóc đứa con. Công tác chăm sóc bà mẹ khi mang thai là bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong chiến lược chăm sóc và nâng cao sức khỏe trẻ em (Nguyễn Thu Nhạn, 1994). Việc chăm sóc bà mẹ tốt hơn trước và sau khi sinh sẽ giải quyết được thách thức của một phần ba số trẻ em tử vong trong những ngày đầu tiên của cuộc đời (Liên hợp quốc, 2006). Những đứa trẻ mới sinh mồ côi mẹ có khả năng tử vong cao hơn từ ba đến mười lần so với những đứa trẻ còn mẹ (UNFPA, 2005). Chăm sóc sức khỏe trẻ em giai đoạn nuôi dưỡng sau sinh có vai trò quan trọng không kém, đây là tiền đề tạo điều kiện cho trẻ em phát triển thể lực toàn diện, giảm khả năng mắc bệnh, tránh được nguy cơ tử vong do bệnh tật. Ngoài ra, chăm sóc sức khỏe trẻ em còn đòi hỏi phải có kiến thức và ý thức sử dụng các cơ sở dịch vụ y tế phù hợp trong quá trình nuôi dưỡng.

Trẻ em đi học mẫu giáo và các yếu tố ảnh hưởng

Trần Quý Long

Đề nghị trích dẫn: Trần Quý Long (2017). Trẻ em đi học mẫu giáo và các yếu tố ảnh hưởng. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 3, tr. 70-81.

Tóm tắt:
Nghiên cứu sử dụng số liệu Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ Việt Nam lần thứ 5 vào năm 2014 (MICS 2014) nhằm xem xét thực trạng, đặc điểm và những yếu tố ảnh hưởng đến việc đi học mẫu giáo của trẻ em 3-5 tuổi. Kết quả phân tích đa biến cho thấy việc đi học mẫu giáo của trẻ em chịu ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của một số yếu tố đặc trưng trẻ em và gia đình. Trẻ em ở nhóm tuổi nhỏ hơn và là dân tộc thiểu số có khả năng đi học mẫu giáo thấp hơn trẻ em ở nhóm tuổi lớn hơn và trẻ em người Kinh. Người mẹ có học vấn cao hơn và tham gia làm việc thì trẻ em có xác suất đi học mẫu giáo cao hơn. Khi gia đình tăng thêm một thành viên thì xác suất đi học mẫu giáo của trẻ em lại giảm. Gia đình có mức sống cao hơn trẻ em có khả năng được đi học mẫu giáo cao hơn. So với khu vực thành thị, trẻ em ở khu vực nông thôn có xác suất đi học mẫu giáo thấp hơn. Trẻ em ở những vùng khó khăn có xác suất đi học mẫu giáo thấp hơn so với trẻ em ở những vùng khác. Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên là hai vùng có trẻ em đi học mẫu giáo thấp nhất.
Từ khóa: Trẻ em, Học mẫu giáo, Giáo dục mầm non.

1. Giới thiệu
Trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo tham gia học đường sẽ được thúc đẩy sự phát triển tình cảm cũng như các kỹ năng về ngôn ngữ, nhận thức và thể lực. Chính những kỹ năng tiếp thu được qua các chương trình chăm sóc giáo dục ở giai đoạn mẫu giáo sẽ là nền tảng cho hoạt động học tập sau này của trẻ em. Những lợi ích rộng lớn hơn cho xã hội của giáo dục trước tiểu học có thể còn bao gồm tăng năng suất và thu nhập, cải thiện sức khỏe và các cơ hội bình đẳng hơn (UNESCO, 2007). Các chương trình mẫu giáo và giáo dục tiền học đường còn tập trung vào việc hòa nhập trẻ em vào xã hội và môi trường học tập. Chương trình tiền học đường có mục đích cụ thể là tạo ra một chương trình chuẩn bị để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em vào học tiểu học. Mục đích là làm cho những dịch vụ này phổ biến hơn cho càng nhiều trẻ em càng tốt và cung cấp các cơ hội bổ sung về phát triển xã hội và giáo dục ngoài gia đình (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2003).

Nhập học của trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo

Trần Quý Long


Đề nghị trích dẫn: Trần Quý Long (2019). Nhập học của trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo. Trần Quý Long. Những nghiên cứu xã hội học về trẻ em Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.


1. Giới thiệu
Trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo tham gia học đường sẽ được thúc đẩy sự phát triển tình cảm cũng như các kỹ năng về ngôn ngữ, nhận thức và thể lực. Chính những kỹ năng tiếp thu được qua các chương trình chăm sóc giáo dục ở giai đoạn mẫu giáo sẽ là nền tảng cho hoạt động học tập sau này của trẻ em. Những lợi ích rộng lớn hơn cho xã hội của giáo dục trước tiểu học có thể còn bao gồm tăng năng suất và thu nhập, cải thiện sức khỏe và các cơ hội bình đẳng hơn (UNESCO, 2007). Các chương trình mẫu giáo và giáo dục tiền học đường tập trung hơn vào việc hòa nhập trẻ em vào xã hội và môi trường học tập. Chương trình tiền học đường có mục đích cụ thể là tạo ra một chương trình chuẩn bị để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em vào học tiểu học. Mục đích là làm cho những dịch vụ này phổ biến hơn cho càng nhiều trẻ em càng tốt và cung cấp các cơ hội bổ sung về phát triển xã hội và giáo dục ngoài gia đình (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2003).

Tiếp cận điều kiện vui chơi giải trí của trẻ em trong độ tuổi mầm non

Trần Quý Long

Đề nghị trích dẫn: Trần Quý Long (2019). Tiếp cận điều kiện vui chơi giải trí của trẻ em trong độ tuổi mầm non. Trần Quý Long. Những nghiên cứu xã hội học về trẻ em Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

1. Đặt vấn đề
Những năm tháng đầu đời là giai đoạn dễ bị tổn thương và cũng là giai đoạn có tiềm năng rất to lớn cho trẻ em. Trong thời gian đó, sự chăm sóc và kích thích/ khích lệ đầy đủ là rất cần thiết để tạo nền tảng cho sự phát triển và hạnh phúc của một đứa trẻ. Vui chơi giải trí là một trong những hoạt động không thể thiếu trong giai đoạn trẻ thơ để phát triển toàn diện về trí tuệ và sức khỏe, và được Công ước về quyền trẻ em quy định là một nhu cầu và quyền cơ bản của trẻ em. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam cũng quy định rằng trẻ em có quyền tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và UNICEF Việt Nam, 2008).
Một chỉ số quan trọng đối với phát triển mầm non là việc tiếp cận với sách/ truyện tranh. Được tiếp cận với sách trong những năm đầu đời không chỉ cho trẻ khả năng nhận biết mặt chữ tốt hơn mà còn giúp trẻ có nhiều cơ hội để phát triển chỉ số thông minh. Số sách có ở gia đình đã giúp quyết định sự phát triển ngôn ngữ, kết quả về môn đọc và thành công ở nhà trường. Đối với hoạt động chơi đồ chơi, người lớn trong gia đình có thể hướng dẫn trẻ em phát triển những tính cách cần thiết của chủ nhân tương lai như tính độc lập, chủ động, sáng tạo… Một nghiên cứu theo chiều dọc ở Vương quốc Anh trên quy mô lớn về trẻ em cho thấy rằng, ảnh hưởng quan trọng đối với thành công trong việc học đọc của trẻ em ở tiểu học là mức độ mà chúng được trực tiếp trải nghiệm các tài liệu in trong những năm trước tiểu học (UNESCO, 2007). Đồ chơi cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích sự sáng tạo của trẻ em. Việc sẵn có đồ chơi và các thiết bị, vật liệu để vẽ và chơi trong gia đình là một chỉ báo tốt về điểm số cao về phát triển nhận thức trong số trẻ em từ 1-3 tuổi ở Moldova, bất kể vị thế kinh tế - xã hội của gia đình (UNESCO, 2007). Trong khi trẻ nhỏ ở Kênia có ít đồ chơi và các vật dụng khác được xem là của riêng chúng thì trẻ em ở Bắc Mỹ nhận được hàng loạt quà tặng và đồ chơi khác nhau và tăng dần khi chúng lớn và được khuyến khích phát triển các sở thích cá nhân. Do đó trẻ nhỏ ở Kênia không phát triển được ý thức về cá nhân như trẻ nhỏ ở Bắc Mỹ (UNESCO, 2007).

Tuesday, December 17, 2019

Trẻ em trong độ tuổi mầm non và việc tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ phát triển từ gia đình

Trần Quý Long

Đề nghị trích dẫn: Trần Quý Long (2019). Trẻ em trong độ tuổi mầm non và việc tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ phát triển từ gia đình. Trần Quý Long, Những nghiên cứu xã hội học về trẻ em Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

1. Giới thiệu
Những năm tháng ở tuổi mầm non là giai đoạn có tiềm năng to lớn cho đứa trẻ và cũng là giai đoạn rất dễ bị tổn thương. Việc đảm bảo trẻ em có được những kinh nghiệm tích cực; quyền của trẻ em được đảm bảo và các nhu cầu về y tế, khích lệ và hỗ trợ được đáp ứng thỏa đáng là vấn đề vô cùng quan trọng đối với phúc lợi và sự phát triển của trẻ em. Trong thời gian đó, sự bảo vệ, chăm sóc và kích thích/ khích lệ đầy đủ là rất cần thiết để tạo nền tảng cho sự phát triển và hạnh phúc của một đứa trẻ (UNESCO, 2007). Những đầu tư đầu thời kỳ thơ ấu đem lại nhiều lợi ích quan trọng, và có thể làm giảm bớt việc chuyển tải sự bất bình đẳng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Rất nhiều trẻ em ở các nước đang phát triển phải chịu đựng tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về dinh dưỡng, sức khỏe, sự phát triển về nhận thức và tình cảm xã hội từ rất sớm, với những hậu quả ảnh hưởng suốt đời về thành tích giáo dục, việc làm và thu nhập (Ngân hàng Thế giới, 2007).

Monday, December 16, 2019

luật viên chức - ôn thi chuyên viên chính



































Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận giáo dục trung học của trẻ em Việt Nam

Trần Quý Long1


Đề nghị trích dẫn: Trần Quý Long (2018). Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận giáo dục trung học của trẻ em Việt Nam. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6, tr. 32-38.

    
Viện nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Email: tranquylong@gmail.com
Nhận ngày 01 tháng 01 năm 2018. Chấp nhận đăng ngày 6 tháng 4 năm 2018.


Tóm tắt: Việc tiếp cận giáo dục trung học của trẻ em (việc trẻ em được đi học ở bậc trung học ở Việt Nam) không chỉ phụ thuộc vào các chính sách của Đảng và Nhà nước, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Trẻ em thuộc gia đình có mức sống thấp, dân tộc thiểu số, sống ở nông thôn, vùng sâu vùng xa gặp nhiều bất lợi hơn trong tiếp cận giáo dục trung học so với những trẻ em khác. Một yếu tố có ảnh hưởng rõ nét đến khả năng tiếp cận giáo dục trung học của trẻ em là mức sống gia đình. Nếu các chính sách về giáo dục không hướng đến nhóm người nghèo và thiệt thòi thì nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục trung học.


Từ khóa: Tiếp cận giáo dục, trung học, trẻ em.
Phân loại ngành: Xã hội học
Abstract: The access to secondary education of Vietnamese children depends not only on the policies of the Party and State but also on many other factors. Children from families with low living standards, those of ethnic minorities, and those living in rural and remote areas face more difficulties in accessing secondary education than other children. A factor that has a significant impact on a child's access to secondary education is the family’s living standard. If the education policy fails to target the poor and the disadvantaged, children living in difficult conditions will find it tough to access secondary education.
Keywords: Access to education, secondary education, education policy.
Subject classification: Sociology


1. Giới thiệu
Giáo dục là một yếu tố cơ bản để xây dựng nên vốn nhân lực, đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Giáo dục đối với cá nhân, thậm chí được thừa nhận như là một quyền con người. Công ước quốc tề về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc tại Điều 28 đã khẳng định rằng, quyền được học tập là một quyền cơ bản. Giáo dục là nền tảng để phát triển các kỹ năng tham gia vào các hoạt động kinh tế có hàm lượng chất xám cao. Những người không có điều kiện tiếp cận giáo dục trung học dễ bị loại khỏi những cơ hội mới (Ngân hàng Thế giới, 2001). Trẻ em cần phải học hết lớp cuối cùng của bậc trung học phổ thông để được trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng thiết yếu (UNDP, 2011). Đầu tư cho giáo dục trong thời kỳ thanh thiếu niên là rất cần thiết để tận dụng những thành quả của đầu tư giáo dục thời kỳ thơ ấu (Ngân hàng Thế giới, 2007). Học vấn cao sẽ giúp cho trẻ em chuyển tiếp sang giai đoạn đi làm được thuận lợi hơn và đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống (Trần Quý Long, 2013). Bài viết này phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận giáo dục trung học của trẻ em Việt Nam. Các yếu tố đó là: điều kiện cư trú, gia đình và đặc trưng cá nhân…

Quy mô hộ gia đình ở một số địa phương khu vực Bắc Trung Bộ và các yếu tố ảnh hưởng

Trần Quý Long *

Đề nghị trích dẫn: Trần Quý Long (2015). Quy mô hộ gia đình ở một số địa phương khu vực Bắc Trung Bộ và các yếu tố ảnh hưởng. Tạp chí Phát triển bền vững vùng, số 4, tr. 53-60.


1. Giới thiệu
Một đặc trưng cần phải đề cập đến khi xem xét cấu trúc hộ gia đình là quy mô (số lượng thành viên đang sống chung) của hộ gia đình. Quy mô hộ gia đình phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội, dân số và kinh tế cũng như đóng vai trò quan trọng đối với phúc lợi xã hội của gia đình và cá nhân. Ngoài ra, quy mô hộ gia đình không chỉ cung cấp thông tin số thành viên ở chung mà còn phản ánh những khía cạnh về mức sinh, cấu trúc nhân khẩu - lao động, tỷ lệ phụ thuộc và cả những quan hệ kinh tế, văn hóa - xã hội của hộ gia đình. Theo hiểu biết chung nhất, quy mô hộ gia đình là một hàm số thể hiện mức độ sinh đẻ và số thành viên đã trưởng thành cùng ở chung.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quy mô hộ gia đình ở một số địa phương thuộc khu vực Bắc Trung bộ. Trước hết, nghiên cứu trình bày thực trạng số lượng thành viên đang chung sống theo các đặc điểm cụ thể của hộ gia đình. Sau đó, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đánh giá xem những đặc điểm này có mối quan hệ hoặc ảnh hưởng như thế nào đối với số lượng thành viên đang sống chung với nhau trong hộ gia đình.

Biến đổi cấu trúc hộ gia đình Việt Nam và mối liên hệ với các yếu tố nhân khẩu học – xã hội (Trần Quý Long)

                                                                                                                        

Đề nghị trích dẫn: Trần Quý Long (2014). Biến đổi cấu trúc hộ gia đình Việt Nam và mối liên hệ với các yếu tố nhân khẩu học - xã hội. Nguyễn Hữu Minh (chủ biên). Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 129-144.


1. Giới thiệu
Cấu trúc hộ gia đình phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội, dân số và kinh tế cũng như đóng vai trò quan trọng đối với phúc lợi xã hội của gia đình và cá nhân. Xu hướng của cơ cấu gia đình Việt Nam là thu nhỏ về quy mô và hạt nhân hóa nhằm phù hợp với xu hướng của hiện đại hóa. Tuy nhiên, tốc độ của sự biến đổi diễn ra khác nhau ở từng thành phần của cấu trúc gia đình (Vũ Tuấn Huy 2006). Theo sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, cấu trúc gia đình cũng trở nên đa dạng hơn về hình thức tổ chức (Lê Ngọc Văn 2011, Vũ Tuấn Huy 2006).

Sunday, December 15, 2019

Tiếp cận giáo dục của trẻ em Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng

Trần Quý Long *

Đề nghị trích dẫn: Trần Quý Long (2014). Tiếp cận giáo dục của trẻ em Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng. Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 4, tr. 48-58.


1. Giới thiệu
Giáo dục là một yếu tố cơ bản để tạo dựng nên vốn nhân lực của từng cá nhân, đóng góp vai trò quan trọng trong việc tăng thêm nguồn lực của con người để tận dụng những cơ hội to lớn trong đời sống xã hội. Tầm quan trọng của giáo dục đối với cá nhân, cộng đồng và sự phát triển của một quốc gia được phản ánh trong việc thừa nhận nó như một quyền con người (Nhóm hành động chống đói nghèo, 2002; UNFPA, 2005).
Tỷ lệ nhập học của trẻ em Việt Nam ngày càng tăng nhanh ở tất cả cấp học và đã đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn về tình trạng trẻ em bỏ học gia tăng (UNESCO, 2008), nhiều trẻ em ở lứa tuổi vị thành niên không học trung học (UNICEF Việt Nam, 2008). Đối với thanh thiếu niên, bỏ học quá sớm phải trả giá đắt bằng năng suất sau này. Thu nhập bị mất và thiếu tích lũy kỹ năng sẽ làm cho một người khó có thể thoát nghèo đói khi trưởng thành (Ngân hàng thế giới, 2007).